tin tức xe tải

Danh mục

keyboard_arrow_down

CÔNG THỨC BÁNH XE TẢI HINO

07/09/2021

 

Nhiều bác tài thường nhầm lẫn khi đọc công thức bánh xe do chưa tìm hiểu thông tin về chúng. Dưới đây là những điều cần biết về công thức bánh xe tải đặc biệt là bánh xe tải hino giúp các bác tài hiểu thêm về bộ phận đơn giản nhưng lại khá quan trọng này. 

Cách đọc công thức bánh xe của xe tải Hino

Trong công thức bánh xe thể hiện được số trục xe và số trục dẫn động. Qua đó, có thể biết được xe tải Hino là loại xe 1 cầu hay 2 cầu, truyền động cầu trước hay cầu sau. Tuy nhiên, trong công thức này không thể hiện số bánh xe, một trục có thể lắp được 2 bánh hoặc 4 bánh. Cụ thể, công thức phổ biến của truyền động trục bánh xe có ký hiệu dạng: 


axb


Trong đó ý nghĩa của ký hiệu được miêu tả như sau:

  • a/2 gọi là tổng số trục
  • b/2 gọi là số trục dẫn động 

Tham khảo thêm về: Cầu xe là gì? Cách phân biệt xe tải 1 cầu và 2 cầu

Một số công thức bánh xe tải Hino thường gặp

Đối với các bác tài lái xe lâu năm ta thường nghe mọi người gọi xe tải theo số chân. Ví dụ: xe tải Hino hai chân, hay xe tải Hino 3 chân, hoặc xe hai chân, xe 3 chân,...Điều này chính là chỉ công thức bánh xe quen thuộc.

Ngoài cách gọi lâu năm mà dân trong ngành ai cũng hiểu, còn có nhiều cách gọi khác thường được dùng trong giới thiết kế ô tô tải. Cùng tìm hiểu những công thức này có ý nghĩa gì và cách gọi như thế nào nhé!

Công thức bánh xe 4x2: thường được gọi với tên quen thuộc là xe tải Hino 2 chân. Dựa vào công thức bánh xe hiện tại là 4x2. Ta có thể thấy: 

  • Tổng số trục là 4/2= 2
  • Số trục chủ động là: 2/2= 1

Thông thường các loại xe tải công thức 4x2 có tổng công bốn bánh xe, hai bánh trước và hai bánh xe sau. Một số loại xe có tải trọng tự thân lớn thì bánh sau được cấu tạo chắc chắn hơn với công nghệ bánh kép. Có nghĩa là hai bánh trước và bốn bánh phía sau. Vì vậy, tổng số bánh xe là 2+4=6. 

Đây là mình chứng cụ thể chỉ ra rằng, công thức bánh xe không nói lên tổng số bánh của xe tải Hino, chúng chỉ cho biết chính xác tổng số trục xe và số trục chủ động (gắn với cầu xe tải và truyền động cho xe).

Công thức bánh xe 6x4: Hay còn gọi là xe đầu kéo 3 chân. Cũng theo đó công thức bánh xe 6x4 có: 

  • Tổng số trục là 6/2= 3
  • Số trục chủ động là: 4/2= 1

Khác với dòng xe có công thức 6x2 được đề cập sau đây thì dòng xe công thức 6x4 có hai cầu thực thường được ưa chuộng hơn so với loại xe một cầu thực và một cầu lếch. Đối với xe tải Hino, dòng FM sở hữu 2 cầu thật chủ động (AWD) với công thức bánh xe 6x4 có tổng số trục 6/2=3, số trục chủ động 4/2=2.

Công thức bánh xe 6x2: loại xe này vẫn được gọi là dòng xe Hino 3 chân, tuy nhiên chúng thường được sử dụng để vận chuyển hàng hoá trên địa hình các tỉnh đồng bằng. Với công thức bánh xe là 6x2 thì tổng số trục là 6/2=3 số trục chủ động 2/2=1. Dòng xe tải Hino FL được biết đến là dòng sử dụng công thức bánh xe 6x2 đặc trưng với một cầu thực và một cầu lếch (hay còn gọi là cầu giả).

Cách gọi công thức xe tải theo dí, cầu

Ngoài cách gọi theo công thức thì các bác tài còn gọi xe tải hino theo các loại dí hay cầu. Cùng tìm hiểu thêm về cách gọi này thông qua phần dưới đây. Đầu tiên để hiểu hơn về cách gọi này ta cùng đến với khái niệm cầu là gì và dí là gì? Dí là cách gọi khác của trục trước xe có chức năng dẫn hướng, cầu là trục chủ động có tác dụng truyền động cho xe. Theo đó:

  • Xe 2 dí là xe có 2 trục dẫn hướng phía trước giúp cho tải trọng thiết kế của xe lớn và khả năng di chuyển tốt hơn. Xe 2 dí thường là các loại xe 3 chân, xe 4 chân, xe 5 chân.
  • Xe 2 cầu 2 dí là là tên gọi khác của xe tải 4 chân có công thức bánh xe 8×4 gồm 2 dí trước và 2 cầu sau. Tổng tải trọng thiết kế cho phép 30 tấn.
  • Xe 2 cầu 1 dí là loại xe tải 3 chân có công thức bánh xe 6×4 gồm 2 cầu chủ động phía sau và một trục dẫn hướng phía trước.
  • Xe tải 2 cầu có thể là loại xe tải 3 chân công thức bánh 6×4, xe tải 4 chân công thức bánh 8×4 hoặc xe tải 2 chân công thức bánh 4×4, tên gọi này chưa đủ để kết luận về số trục của xe tải.

Hiểu được công thức bánh xe cũng có thể giúp bạn hiểu hơn về mục đích sử dụng xe sao cho phù hợp. Ví dụ đối với loại xe một cầu giả một cầu thực thường không được sử dụng đóng xe hạng nặng hay di chuyển ở địa hình khó khăn.

Hi vọng với những kiến thức trên đây có thể giúp các bác tài hiểu hơn về công thức bánh xe tải nói chung và đặc biệt là công thức bánh xe tải Hino nói riêng. Nếu có nhu cầu tư vấn về các loại xe vui lòng liên hệ hotline 0911.432.772.