tin tức xe tải

Danh mục

keyboard_arrow_down

PHÂN BIỆT CÁC THÔNG SỐ VỀ KHỐI LƯỢNG XE? SỬ DỤNG BẰNG LÁI NHƯ THẾ NÀO ĐỂ PHÙ HỢP VỚI TẢI TRỌNG XE?

16/06/2022

Nhiều bác tài hiện nay vẫn còn nhầm lẫn giữa các thông số về khối lượng giữa xe tải. Không những thế nhiều bác vẫn chưa hiểu được loại bằng nào được sử dụng để lái cho loại hàng hóa nào? Cùng Hino Đại Phát Tín tìm hiểu cách phân biệt các khái niệm khối lượng như tải trọng, trọng tải,...cũng như cách sử dụng bằng lái xe như thế nào để phù hợp với từng loại xe tải.

Phân biệt các thông số về khối lượng xe

Trong lĩnh vực xe tải, các bác tài thường xuyên bị nhầm lẫn giữa khái niệm trọng tải và tải trọng xe tải. Ngay sau đây hãy cùng Hino Đại Phát Tín phân biệt hai khái niệm này để áp dụng đúng trong nhiều trường hợp quan trọng như: mua xe, ước lượng khối lượng vận chuyển hàng hóa lưu thông trên đường, tránh được nhiều lỗi về tải trọng khi vận chuyển hàng hóa,...

TRỌNG TẢI là khả năng chịu tải tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của xe tải do nhà sản xuất công bố trong tài liệu kỹ thuật của xe. Trong giấy kiểm xe tải có thể hiện thông số trọng tải bằng mục  “khối lượng toàn bộ theo thiết kế”. Hiểu một cách ngắn gọn thì trọng tải là khối lượng của toàn bộ xe, bao gồm người chở và tự trọng của xe.

Trong khi đó, TẢI TRỌNG là khối lượng hàng hóa mà phương tiện vận chuyển ĐANG chứa/ đựng. Theo lý thuyết, tải trọng là lực hay ngẫu lực từ bên ngoài tác động lên xe tải, xét về mặt sức bền cơ học của vật đó. Hiểu đơn giản thì tải trọng là khối lượng hàng hóa đang có trên xe được chuyên chở. 

Theo quy định về tải trọng Điều 37 nghị định 15 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì "tải trọng" là sức tải mà nhà nước quy định cho một chiếc xe. Vì vậy, đây chính là thông số để xác định một chiếc xe có chở quá số lượng hàng hóa cho phép của nhà nước hay không. Từ đó sẽ có các biện pháp xử lý theo mức độ vi phạm.

Áp dụng tính tải trọng xe tải chở hàng hóa

Từ định nghĩa về tải trọng có thể hiểu được tải trọng xe là trọng lượng hàng hóa mà xe đang chở không tính đến người lái và người phụ xe. Để tránh bị xử phạt quá tải, chủ xe cần tính được trọng lượng hàng hóa đang chở so với trọng tải thiết kế của xe bằng công thức đơn giản dưới đây:


Công thức tính tải trọng của xe = Tải trọng = tổng trọng tải – tự trọng xe – số người ngồi trên xe.

 

Ví dụ minh họa về trọng tải và tải trọng của xe:

Dưới đây là một trường hợp cân xe tải ở trạm cân để giúp bác tài tham khảo hình dung rõ hơn về cách tính tải trọng xe tải. 

Một chiếc xe đang chở xi măng với hai tài xế có tổng khối lượng là 10 tấn (trọng tải). Vậy để biết được tải trọng hàng hóa vận chuyển là bao nhiêu thì để nguyên xe và người lên cân. Lấy tổng số kết quả cân được từ cho 10 tấn (trọng tải xe) và trừ tiếp cho số cân nặng của hai tài xế là sẽ ra được tải trọng của hàng hóa đang chở.

Tham khảo thêm: mức phạt khi vận chuyển hàng hóa quá tải là bao nhiêu?

Sử dụng bằng lái nào phù hợp với loại xe nào?

Nhiều bác tài thắc mắc với loại bằng được cầm trong tay sẽ thích hợp để vận chuyển loại xe tải nào? Hãy để Hino Đại Phát Tín giúp các bác tài phân biệt các loại bằng và các loại xe có thể lái tùy thuộc vào các loại bằng đó.

Như các bác tài đã biết hiện nay có 11 loại bằng lái xe khác nhau, mỗi loại được vận chuyển những dòng xe riêng biệt, cụ thể được trình bày dưới đây:

Bằng lái xe hạng A1

Người có bằng lái xe hạng A1 được phép điều khiến các loại xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Nếu là người khuyết tật thì được lái xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật.

Bằng lái xe hạng A2

Người có bằng lái xe hạng A2, có thể điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. 

Bằng lái xe hạng A3

Người có bằng lái xe hạng A3 được phép điều khiển các loại xe mô tô 3 bánh các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

Bằng lái xe hạng A4

Người có bằng lái xe hạng A4 được điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1000kg.

Bằng lái xe hạng B1 số tự động

Người có bằng lái xe hạng B1 số tự động được điều khiển các loại xe dưới đây:

+ Ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

+ Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg - Ôtô dùng cho người khuyết tật.

Bằng lái xe hạng B1 số sàn

Người có bằng lái xe hạng B1 số sàn được phép điều khiển các loại xe như sau:

+ Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

+ Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

 

Bằng lái xe ô tô hạng B2

Người có bằng lái xe hạng B2 được phép điều khiển những loại xe sau:

+ Người lái xe ôtô 4 - 9 chỗ, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Bằng lái xe hạng C

Người có bằng lái xe hạng C có thể điều khiển các loại phương tiện như:

+ Người lái xe ôtô 4 - 9 chỗ, ôtô tải kể cả ôtô tải chuyên dùng và ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên

+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Bằng lái xe hạng D

Người có bằng lái xe hạng D có thể điều khiển các loại phương tiện như sau:

+ Ôtô chở người từ 10 - 30 chỗ, kể cả chỗ của người lái xe

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C.

Bằng lái xe hạng E

Người có bằng lái xe hạng E được phép lái các loại xe như sau:

+ Ôtô chở người trên 30 chỗ

+ Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

Bằng lái xe hạng F

Trong trường hợp có bằng lái xe hạng F, bác tài có thể điều khiển các loại xe ôtô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ôtô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

+ Bằng lái xe hạng FB2: người lái các loại xe theo quy định hạng B2 kéo theo rơ moóc

+ Bằng lái xe hạng FC: người lái xe các loại xe theo quy định hạng C kéo theo rơ moóc

+ Bằng lái xe hạng FD: người lái xe các loại xe theo quy định hạng D kéo theo rơ moóc

+ Bằng lái xe hạng FE: người lái xe các loại xe theo quy định hạng E kéo theo rơ moóc.


Hi vọng với bài viết trên có thể giúp các bác tài hiểu hơn về thông số khối lượng của xe và các loại bằng thích hợp để vận chuyển xe tải có mức tải trọng phù hợp. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về xe tải Hino, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0911.432.772 để được tư vấn và hỗ trợ.